Cách ghi hóa đơn GTGT khi số hàng hóa dịch vụ nhiều hơn số dòng

Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn. Mẫu bảng kê có thể được thiết kế tùy theo công ty. Bạn có thể tham khảo mẫu sau:

Bảng Kê hóa đơn 
theo hóa đơn số …. ngày ... 

Người bán hàng :
Địa chỉ :
MST:
Người mua hàng :
Địa chỉ :
MST :

Stt Tên hàng DVT Số l­ượng Giá bán vnd Thành tiền vnd
1 -
2 -
3 -
4 -
5 -
6 -
7 -
3 -
4 -
10 -
11 -
...
Tổng tiền hàng -
Thuế GTGT 10% -
Tổng thanh toán -

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị


a) Nội dung ghi trên hóa đơn

Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.

Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 của thông tư số 64/2013/TT-BTC

b) Nội dung trên bảng kê

Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:

+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế

+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.

Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.

Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.

Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.

Cách viết hóa đơn bán hàng giảm giá, khuyến mại, cho, biếu, tặng...


- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

- Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ các số hóa đơn được giảm giá và số tiền được giảm giá.

CÁCH XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI TRONG KẾ TOÁN

1. Trường hợp doanh nghiệp là người bán:

. Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và lập hoá đơn do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách, kiểu dáng hoặc ghi sai thuế suất phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, điều chỉnh thuế suất thuế GTGT thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, lý do điều chỉnh thuế suất đồng thời bên bán lập hoá đơn điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, (không được ghi số âm (-)), thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Trường hợp thuế suất ghi trên hoá đơn bán ra cao hơn thuế suất quy định, nếu không xác định được người mua thì không được lập hoá đơn điều chỉnh thuế GTGT.


2. Trường hợp doanh nghiệp là người mua:

. Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán điều chỉnh doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra; bên mua điều chỉnh doanh số mua, số thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.
Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải hoàn trả lại toàn bộ hàng hoá, hoặc một phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT lý do trả hàng theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa đã nhận và làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra.


3. Chú ý: Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn

Thì khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.

Cách Điều chỉnh thuế giá trị gia tăng


Đối với tờ khai phát hiện sai trong thời hạn kê khai thì kế toán chỉ cần sửa tờ khai lần đầu và nộp lại 
Đối với tờ khai phát hiện sai mà đã quá hạn kê khai thì kế toán phải lập tờ khai bổ sung để điều chỉnh chi tiêu sai thành chỉ tiêu đúng ( chỉ sửa được chỉ tiêu lần đầu).

- TH1 : Nếu số tiền thuế giá trị gia tăng cuối kỳ của tháng cần phải điều chỉnh là thuế phải nộp 

- Nếu khi làm điều chỉnh số tiền thuế cuối kỳ phải nộp của tờ khai BS lớn hơn tờ khai lần đầu ta phải mang số tiền điều chỉnh tăng đó để đi nộp thêm cộng với số tiền nộp phạt chậm.
- số tiền phạt = số ngày *số tiền *0.05% nếu trong 90 ngày còn từ ngày thứ 91 *0.07%
- Nếu khi làm điều chỉnh số tiền thuế cuối kỳ phải nộp của tờ khai BS nhỏ hơn tờ khai lần đầu thì phần đã nộp thừa lần sau nộp được trừ đi
- Nếu sau khi làm tờ khai BS số thuế cuối kỳ của tờ khai bổ sung chuyển sang số thuế được khấu trừ thì số tiền thuế được khấu trừ sẽ điền vào chỉ tiêu 38 của tháng hiện tại còn số tiền thuế phải nộp trước đó ở tờ khai lần đầu đã mang đi nộp thì để trừ dần cho các kỳ tính thuế sau.

TH2 Nếu số thuế GTGT cuối kỳ của tháng cần điều chỉnh là thuế được khấu trừ

- Sau khi làm tờ khai BS thì số tiền thuế GTGT cuối kỳ của tờ khai BS được khấu trừ nhiều hợn số thuế cuối kỳ ở tờ khai lần đầu thì kế toán sẽ điền số tiền thuế khấu trừ chênh lệch đó vào chỉ tiêu 38 của tháng hiện tại
- Sau khi làm tờ khai BS thì số tiền thuế GTGT cuối kỳ của tờ khai BS được khấu trừ nhỏ hợn số thuế cuối kỳ ở tờ khai lần đầu thì kế toán sẽ điền số tiền thuế khấu trừ chênh lệch đó vào chỉ tiêu 37 của tháng hiện tại
- Sau khi làm tờ khai bổ sung số tiền thuế cuối kỳ của tờ khai bổ sung chuyển sang thuế phải nộp thì kế toán phải mang tiền đó đi nộp thêm cộng với tiền nộp phạt, còn phần thuế gtgt khấu trừ cuối kỳ của tờ khai lần đầu thì điền vào chỉ tiên 37 của tháng hiện tại.

Mẫu tờ khai thuế theo phiên bản phần mềm HTKK 3.1.7(mới nhất)



Diễn giải 1 số tài khoản theo quyết định 48

Tài khoản theo quyết định 48 áp dụng cho DN vừa và nhỏ ( có vốn điều lệ dưới 10 tỉ và có số lao động dưới 300 người)

Hỏi: 

Công ty tôi mua nhà rồi sau đó sửa chữa để làm trụ sở làm việc (tự mua vật tư, thuê thợ...). Sau khi hoàn thành thì khoản sửa chữa này ghi nhận là TSCĐ đúng không? Việc xác định giá trị của TSCĐ này là do DN tự xác định dựa trên hóa đơn chứng từ hợp pháp (Hóa đơn mua vật tư...) hay cần có 1 cơ quan độc lập xác định?

Thông tư 203/2009/TT-BTC Khấu hao TSCĐ


BỘ TÀI CHÍNH
Số: 203/2009/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2009


THÔNG TƯ
Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định